Room tín dụng là gì? Những điều nên biết về room tín dụng

Có thể bạn quan tâm:

Room tín dụng đang là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư – doanh nghiệp hiện nay. Bất cứ ai đang quan tâm hay đang có nhu càu tiếp cận các gói tín dụng, khoản vay dù ngắn hạn hay dài hạn cũng đều sẽ nghe qua về thuật ngữ “room tín dụng” này.

Vậy room tín dụng có nghĩa là gì? Cách tính room tín dụng hiện nay? Chính sách cho room tín dụng tại các ngân hàng hiện nay?,… Cùng Kênh tin bất động sản tìm hiểu về room tín dụng cũng như các ảnh hưởng/tác động của nó lên thị trường kinh tế hiện nay nhé!

ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ? TÌM HIỂU ĐỊNH NGHĨA ROOM TÍN DỤNG

  • Room (trong tiếng Anh) ngoài nghĩa là căn phòng còn có nghĩa là phạm vi.
  • Room tín dụng là hạn mức – giới hạn cho vay của ngân hàng (là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng).
Thời điểm triển khai tại Việt Nam Năm 2011
Mục đích Hạn chế và ngăn chặn các biến động kinh tế với tỷ lệ lạm phát vô cùng cao. Cụ thể là cung tiền liên tục gia tăng ở mức rất cao trong nhiều năm
Do ai quy định? Ngân hàng nhà nước (NHNN) quy định và công bố tăng trưởng tín dụng tối đa vào đầu mỗi năm

Dựa trên độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế nói chung, Ngân hàng Nhà Nước sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong nước tùy vào:

  • Sức khỏe tài chính các ngân hàng
  • Hiệu quả quản lý tín dụng
  • Chất lượng tín dụng.
room-tin-dung-la-gi

Room tín dụng là hạn mức cho vay của ngân hàng

HẾT ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA CHÍNH XÁC CỦA VIỆC HẾT ROOM TÍN DỤNG

Hết room tín dụng là trường hợp ngân hàng không thể tiếp tục cho khách hàng vay được nữa vì đã cho nhiều khách hàng vay. Việc hết room tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngân hàng đó cũng như các hoạt động kinh doanh, sản xuất phục vụ đời sống của nhiều cá nhân, tổ chức.

Một khi Ngân hàng nhà nước đặt ra cho 1 Ngân hàng thương mại 1 tỷ suất tăng trưởng tín dụng tối đa ở hạng mức nhỏ hơn so với (cùng kỳ) năm trước và/hoặc so với các Ngân hàng thương mại khác trong hệ thống thì ta có thể hiểu rằng NH đó đang có mức độ rủi ro đáng tiếc cao hơn so với chính nó trong quá khứ hoặc so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng mạng lưới.

Rủi ro đáng tiếc này hoàn toàn có thể xảy ra vì ngân hàng nếu cho vay quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu hoặc cho vay tập trung đối với các lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản,….

Nếu không áp dụng room tín dụng, tăng trưởng tín dụng có nguy cơ sẽ vượt qua khả năng dự trữ, cân đối vốn, khả năng quản lý của các Ngân hàng thương mại. Và mất khả năng thanh toán chính là hệ lụy lớn nhất. Như vậy, có thể hiểu rằng việc xây dựng luật room tín dụng có mục đích:

  • Kiểm soát từ sớm tốc độ tăng trưởng cùng chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
  • Giúp người đi vay kiểm soát khoản vay, tránh rơi vào tình trạng vượt mức, không có khả năng thanh toán.
room-tin-dung

Nếu không áp dụng room tín dụng, tăng trưởng tín dụng có nguy cơ sẽ vượt qua khả năng dự trữ, cân đối vốn, khả năng quản lý của các Ngân hàng thương mạ

NỚI ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA NỚI ROOM TÍN DỤNG

Thông thường Ngân hàng nhà nước sẽ áp room tín dụng cho từng Ngân hàng thương mại để có thể quản lý lẫn quản lý rủi ro trong hệ thống Ngân hàng thương mại liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh việc Ngân hàng thương mại có số vốn quá ít nhưng lại cho khách hàng vay quá nhiều.

Trong trường hợp khi hết room tín dụng, Ngân hàng thương mại không thể tiếp tục cho khách hàng vay nữa. Lúc này, Ngân hàng thương mại có thể yêu cầu Ngân hàng nhà nước “nới” room tín dụng. Và việc quyết định lúc ấy sẽ tùy thuộc vào việc Ngân hàng nhà nước rà soát và kiểm tra.

Xem ngay:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỬ DỤNG CƠ CHẾ NÀO ĐỂ PHÂN BỔ ROOM TÍN DỤNG

Để kiểm soát tình trạng lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xây dựng giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu của toàn ngành là từ năm 2012 và đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng về tín dụng cả năm cho từng tổ chức tín dụng.

Ngân hàng nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2022 khoảng 14% tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022, với các điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế. Ngân hàng nhà nước xây dựng mục tiêu sẽ tăng trưởng theo định hướng 14% dựa trên các yếu tố:

  • Tăng trưởng tín dụng thực tế năm 2021 (tăng 13,61% so với 12,17% năm 2020);
  • Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5–6,5%;
  • Lạm phát khoảng 4%
  • Dự toán ngân sách nhà nước căn cứ theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.

Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở lạm phát diễn biến, tình hình kinh tế trong nước – quốc tế, Ngân hàng nhà nướccho biết đã phân bổ mức tăng trưởng tín dụng của năm 2022 cho từng TCTD trên 2 cơ sở chính:

  • Thứ nhất được xác định theo hoạt động của từng tổ chức tín dụng khi được đánh giá dựa trên các tiêu chí và cách tính điểm chi tiết, căn cứ theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
  • Thứ 2,  là cần tính đến 1 số yếu tố cụ thể hóa chính sách cũng như các triết lý hoạt động của chính phủ – ngân hàng nhà nước. Gồm tiêu chuẩn hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ cho người dân -doanh nghiệp, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư trái phiếu, BĐS,tiêu chí TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở để nâng – hạ các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trong quá trình điều chỉnh/phân bổ các chỉ tiêu tăng trưởng của tín dụng cho từng tổ chức.

Có 2 cơ chế phân bổ room tín dụng

Báo cáo Ngân hàng nhà nước về tăng trưởng tín dụng tháng 6/2022

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tín dụng quý I/2022 tăng nhanh trước sự phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ.

Đến ngày 30/6/2022, tín dụng tăng tỉ lệ 9,35% so với cuối năm trước (tăng 16,69% ​​so với cùng kỳ năm 2021), đây chính là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong 10 năm qua. Trong đó, dư nợ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng tỉ lệ 3,21% so với cuối năm 2021 và đã chiếm tỉ lệ 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ năm 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

Đáng chú ý, tính đến thời điểm tháng 6/2022, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 20,74% tổng dư nợ hiện có, tăng 14,07% so với cuối năm 2021 trên toàn hệ thống (cùng kỳ năm năm 2021 tăng 8,2%, chiếm tỉ lệ 19,9%). Trong đó tín dụng cho kinh doanh bất động sản tăng 8,19%, chiếm tỉ lệ 33% dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản; tín dụng bất động sản sử dụng vào mục đích riêng tăng 17,2%, chiếm tỉ lệ 67% dư nợ tín dụng.

Nợ xấu lĩnh vực BĐS ước tính khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với ngày 31/12/2021. Tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (giảm so với tỉ lệ 1,67% năm 2021).

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ NỚI ROOM VÀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

Báo cáo Ngân hàng nhà nước cho biết, kể từ thời điểm đầu năm 2022, lạm phát trên toàn thế giới đã tăng mạnh là do các nguyên nhân sau:

  • Chi phí của nhiều loại hàng hóa – nguyên vật liệu tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga – Ukraine
  • Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đó là lý do phần lớn các ngân hàng trung ương chính trên toàn cầu đều đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát áp lực của lạm phát tăng cao. Điều này tác động đến đời sống người dân cũng như nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô.

Ở trong nước, với nhu cầu đầu tư -hoạt động kinh doanh sản xuất thực tiễn chủ yếu dựa vào quỹ  tín dụng của hệ thống ngân hàng, để mục đích điều hành chính sách tiền tệ giúp kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo sự an ninh cho các hoạt động thương mại, ngân hàng Nhà nước cũng đã nghiên cứu, đưa ra các chỉ tiêu tín dụng trọng tâm hàng năm và thay đổi phù hợp với thực tế, qua đó góp phần nhiều việc kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ hiện nay và ngoại hối.

Theo đánh giá của WB, tỷ lệ tín dụng/GDP Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới – con số công bố là 124% vào cuối năm 2021. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho nước ta về các rủi ro tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô.

Ngày 7/9, Ngân hàng nhà nước đã cấp thêm hạn mức tín dụng từ 1% cho đến 4% đối với 4 ngân hàng “lớn”, ngoài ra còn có 1 số Ngân hàng thương mại khác cũng được xếp hạng tốt hoặc đang trong quá trình tham gia tái cơ cấu.

tin-dung

Các ngân hàng được nới room tín dụng

Danh sách các ngân hàng được nới room tín dụng Tỉ lệ
Sacombank (STB) 4%
Agribank 3,5%
 HDBank 3,4%
MB 3,2%
OCB 3,1%
VIB 3 %
Vietcombank và Techcombank 2,7%
TPBank 1,2%

Ngoài ra còn có 1 số Ngân hàng thương mại khác cũng được nới room tín dụng nhưng mức độ nới khiêm tốn hơn.

Mức tín dụng của Vietcombank

Mức tín dụng mới 17,7%
Hiện đã tăng trưởng 14,7% (cuối tháng 8/2022)
Số dư địa chỉ cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng

Mức tín dụng của ngân hàng Agribank

Dư nợ cho vay ban đầu 7%
Dư nợ cho vay hiện nay 10,5%
Dư địa để tung ra thị trường gần 50.000 tỷ đồng đến cuối năm

Mức tín dụng của ngân hàng Sacombank

Dư nợ cho vay ban đầu 7%
Dư nợ cho vay hiện nay 11%
Dư địa để tăng trưởng 11.000 tỷ đồng vào cuối năm sau

Đây là lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước đồng loạt tăng hạn tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trước năm nay. Thay vì năm trước, sau khi phân bổ mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm, NHNN thường trải qua 1 hoặc 2 đợt nới room trong cả năm.

Nhà điều hành không nêu rõ các ngân hàng được phép nới room tín dụng trong thông cáo báo chí do Ngân hàng nhà nước công bố sáng 7/9. Tuy nhiên, dựa trên đơn đề nghị từ các Ngân hàng thương mại và điểm xếp hạng của Ngân hàng nhà nước như:

  • Kết quả xếp hạng của từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52 (đã sửa đổi – bổ sung);
  • Cần tính đến một số yếu tố cụ thể hóa định hướng, chủ trương điều hành của Chính phủ – Ngân hàng nhà nước như: Sự tham gia của các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ  quản lý những tổ chức tín dụng yếu kém;
  • Hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ bộ phận người dân – doanh nghiệp;
  • Tín dụng trong các lĩnh vực khác tiềm ẩn rủi ro.

Trên đây là tất cả chia sẻ, tổng hợp của Kênh tin bất động sản liên quan đến room tín dụng. Hy vọng các thông tin trên sẽ có ích cho khách hàng – nhà đầu tư  trong việc vay vốn tiêu dùng, đầu tư kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Hong-Hau

Nguyễn Hồng Hậu

Chuyên gia bất động sản
Chuyên ngành Bất động sản – đã có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực bất động sản

Bài viết cùng chủ đề