Nhà phố có tầng hầm là xu hướng thiết kế mới giúp khai thác tối đa diện tích, giúp không gian trước sân rộng rãi hơn, thuận tiện cho các hoạt động ngoài trời. Vậy nhà phố có tầng hầm mang lại lợi ích gì cho gia chủ? Thiết kế nhà phố có tầng hầm có tốn nhiều chi phí không? Cùng Kênh tin bất động sản tìm hiểu trong bài viết này.
Tầng hầm là gì? Nhà phố có tầng hầm được thiết kế ra sao?
Tầng hầm là gì? Tầng hầm được hiểu là tầng nằm ngay dưới tầng trệt và sát với mặt đất, điểm thấp nhất sẽ nằm bên dưới lòng đất.
Không gian bên trong tầng hầm thường tốt và không thông thoáng do ngoài cửa tầng hầm thì không có khoảng trống nào đưa ánh sáng từ bên ngoài vào được.
Nhà phố có tầng hầm là gì? Nhà phố có tầng hầm là căn nhà phố có tầng cao, tầng hầm được thiết kế sâu xuống lòng đất. Tùy thuộc vào địa hình và nhu cầu mà chủ nhà sẽ quyết định xem tầng hầm nên sâu bao nhiêu thì hợp lý.
Có 2 kiểu tầng hầm là kiểu tầng hầm 1 phần dưới lòng đất và kiểu tầng hầm hoàn toàn trong lòng đất.
Tại sao nhà phố có tầng hầm lại được ưa chuộng?
Khai thác tầng hầm sẽ tối đa được diện tích
Các ngôi nhà phố trong khu vực nội thành thường có bề ngang hẹp nên diện tích không được tận dụng tối đa. Việc thiết kế tầng hầm là một cách để tận dụng diện tích một cách triệt để nhất.
Tầng hầm được thiết kế với mục đích chủ yếu là để đậu xe và làm không gian vui chơi vận động cho trẻ nhỏ an toàn. Ngoài ra, một số gia đình sẽ lợi dụng điều kiện thiếu sáng ở tầng hầm ở thiết kế thành phòng xem phim, karaoke giải trí…
Bảo vệ tài sản tốt hơn
Việc đậu xe qua đêm ở sân trước thường khiến gia chủ không yên tâm bởi không an toàn. Các thành phố lớn thường là nơi tập trung nhiều các tệ nạn xã hội, trong đó có trộm cắp.
Nhà phố có tầng hầm được trưng dụng là nơi đậu xe an toàn, hạn chế tối đa tình trạng mất cắp giúp gia chủ yên tâm hơn.
Tận dụng tầng hầm làm nơi lưu giữ đồ đạc
Những ngôi nhà phố có tầng hầm thường được gia chủ trưng dụng để lưu giữ những đồ đạc, máy móc cũ hoặc ít sử dụng giúp tiết kiệm không gian sinh hoạt trong nhà vừa giúp giảm bụi bặm trong nhà.
Không gian lý tưởng khi thời tiết khắc nghiệt
Các ngôi nhà càng cao thì những vị trí dưới thấp sẽ càng mát, vì thế việc sử dụng tầng hầm để thiết kế thành không gian nghỉ ngơi, thư giãn trong mùa hè là một ý tưởng không tồi. Gia chủ có thể tích hợp thêm cách âm cho khu vực này để thiết kế thành không gian vui chơi, giải trí tuyệt vời mà không sợ ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
Nâng cao giá trị ngôi nhà
Nhà phố có tầng hầm thường được đánh giá có giá trị cao về mặt thẩm mỹ lẫn tính tiện nghi bởi những ngôi nhà có tầng hầm thường mang lại cảm giác không gian rộng rãi, thiết kế thông minh được nhiều người yêu thích, việc sang nhượng lại những ngôi nhà này cũng dễ dàng hơn.
Chi phí xây dựng tầng hầm là bao nhiêu?
Thông thường, những căn nhà phố có tầng hầm thường có chi phí xây dựng lớn hơn so với các nhà phố thông thường, đây là điều không có gì phải bàn cãi bởi xây dựng thêm tầng hầm thì tăng diện tích xây dựng và mất nhiều công xây dựng hơn.
Tuy nhiên so với việc lựa chọn giữa xây dựng tầng hầm và xây thêm một tầng cao thì chi phí xây dựng tầng hầm vẫn được đánh giá là thấp hơn. Chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm phụ thuộc vào diện tích và chiều sâu của tầng hầm.
- Đối với độ sâu ≤ 1,2m so với cote vỉa hè được tính bằng 150% diện tích sàn.
- Đối với độ sâu từ 1,2m – 1,8m so với cote vỉa hè được tính bằng 170% diện tích sàn.
- Đối với độ sâu từ 1,8m – 2,5m so với cote vỉa hè được tính bằng 200% diện tích sàn.
- Đối với độ sâu từ > 2,5m so với cote vỉa hè được tính bằng 300% diện tích sàn.
Chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm là bao nhiêu?
Chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm phải dựa vào diện tích sàn và các tầng cao. Chẳng hạn như một ngôi nhà có diện tích sàn 100m2 và cao 2 tầng, một sân thượng và một mái chi phí sẽ được tính như sau:
- Diện tích xây dựng móng: 100 x 50% = 50m2
- Diện tích xây dựng tầng hầm: 100 x 150% = 150m2
- Diện tích xây dựng tầng trệt: 100 x 100% = 100m2
- Diện tích xây dựng tầng 1: 100 x 100% = 100m2
- Diện tích xây dựng tầng 2: 100 x 100% = 100m2
- Diện tích sân dựng sân thượng: 100 x 50% = 50m2
- Diện tích xây dựng mái: 100 x 50% = 50m2
- Tổng diện tích xây dựng nhà là: 600m2
Kinh phí xây dựng dự trù là: 600 x 3.200.000đ = 1.920.000.000 đồng.
Trên đây là đơn giá xây dựng thô và chi phí công nhân, các chi phí gia công và nội thất tùy thuộc vào các đồ dùng nội thất trong nhà mà gia chủ lựa chọn.
Lưu ý khi xây nhà phố có tầng hầm
Đảm bảo diện tích tầng hầm
Tầng hầm thông thường phải có diện tích tối thiểu là 3m x 5m đối với loại xe hơi 4 chỗ loại nhỏ hoặc kích thước 3m x 5,5m đối với xe 4 chỗ thân dài. Ngoài ra, tầng hầm là phần trụ cho nền móng ngôi nhà, cần phải thiết kế cân xứng với diện tích nhà ở.
Độ dốc đảm bảo an toàn
Đồ dốc của gara phụ thuộc vào chiều dài của đường vào trong hầm, đường dài thì dốc sẽ thoải hơn. Để đảm bảo tính an toàn, độ dốc của tầng hầm không được vượt quá 15 – 20% so với chiều sâu của hầm.
Tích hợp cống thoát nước tránh ngập
vào mùa mưa, các khu vực nội thành thường có xu hướng ngập do thoát nước kém, nước sẽ chảy về các vùng trũng gây ngập. Nếu không thiết kế rãnh thoát nước hoặc cống thoát nước thì tầng hầm rất dễ bị ngập gây ảnh hưởng đến tài sản bên dưới.
Đảm bảo ánh sáng tốt
Tầng hầm là khu vực ánh sáng bên ngoài rất khó lọt vào nên thường rất tối và ngột ngạt, cần trang bị hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo dưới tầng hầm để tránh xa đụng, an toàn hơn cho gia chủ.
Vật liệu sàn dễ chùi rửa, không trơn trượt
Thường được sử dụng làm nơi đậu xe nên sàn nhà cần đảm bảo không bị trơn trượt để tránh xảy ra trơn ngã, đồng thời sàn phải dễ chùi rửa để luôn đảm bảo tầng hầm sạch sẽ, không ủ mùi khó chịu.
Có thể bạn quan tâm: