Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Quy định tách thửa mới nhất hiện nay

Có thể bạn quan tâm:

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Hồ sơ tách thửa là văn bản pháp lý dùng để nộp lên văn phòng đăng ký nhà đất với mục đích tách thửa đất từ một thửa lớn để cho, tặng hoặc chuyển nhượng. Vậy hồ sơ tách thửa sẽ gồm những thông tin gì và quy trình tách thửa diễn ra như thế nào? Cùng Kênh tin bất động sản tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tách thửa là gì? Hồ sơ tách thửa là gì?

Hồ sơ tách thửa là gì? Tách thửa là quy trình phân chia nhỏ thửa đất từ một người đứng tên sang một người khác hoặc nhiều người khác, hay còn được hiểu là quy trình phân chia quyền sử dụng đất.

Việc tách thửa chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật, những thửa đất phải đủ điều kiện để tách thửa, không được phép tự ý tách thửa bừa bãi.

Tách thửa thường được thực hiện dưới các trường hợp sau:

  • Tách thửa dùng để phân chia quyền thừa kế theo di chúc
  • Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án
  • Tách thửa khi chủ đất cần sang nhượng một phần đất cho người khác
ho-so-tach-thua-gom-nhung-gi

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Phân chia từ thửa lớn qua thửa nhỏ

Điều kiện được phép tách thửa

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Hồ sơ tách thửa chỉ được tiến hành khi thửa đất đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có sổ hồng hoặc sổ đỏ. Gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
  • Thửa đất chắc chắn không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Đất không đang trong tình trạng tranh chấp
  • Thửa đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng
  • Ngoài ra, thửa đất phải đủ diện tích để tách thửa. Mỗi địa phương sẽ có quy định riêng về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Các trường hợp sẽ không được phép tách thửa

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Theo khoản 3 điều 5 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND, các trường hợp được quy định dưới đây không được phép tách thửa:

  • Các thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất không được phép tách thửa.
  • Không được tách thửa đối với những thửa đất nằm trong khu vực thuộc dự án quy hoạch phát triển của nhà nước.
  • Đất nằm trong diện tích nhà ở đang thuê lại của nhà nước mà người thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà  và xin cấp sổ theo quy định.
  • Đất gắn liền với nhà biệt thự do nhà nước sở hữu đã bán lại nhưng nằm trong danh mục cần bảo tồn theo quy chế được nhà nước phê duyệt.
  • Đất nằm trong khu vực có quyết định thu hồi của nhà nước được quy định trong luật đất đai năm 2013.

Hồ sơ tách thửa gồm những gì?

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Trước khi làm hồ sơ tách thửa bạn nên xác định thửa đất của bạn có đủ diện tích và điều kiện để tách thửa hay không, sau đó mới làm hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền.

Theo Điều 1 Khoản 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định, mẫu hồ sơ tách thửa chuẩn sẽ bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu 11/ĐK ban hành theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT Điều 1 Khoản 9.
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất.
ho-so-tach-thua-gom-nhung-gi

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Quy trình đo đạc tách thửa

Quy trình và thủ tục tách thửa

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Tách thửa đất phải tuân theo quy trình và thủ tục pháp luật, dưới đây là quy trình và thủ tục chuẩn để tách thửa:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu 11/ĐK thông tư 24/2014/TT-BTNMT được nhà nước ban hành năm 2014.

  • Bản gốc sổ đỏ hoặc sổ hồng cửa thửa đất.
  • Giấy CMND/CCCD của chủ đất sau khi tách thửa.
  • Sổ hộ khẩu của chủ đất sau khi tách thửa.
  • Văn bản thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình.
  • Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp xã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt.
  • Biên bản giao nhận ruộng “dồn điền đổi thửa” nếu có.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa tại sở Tài nguyên và Môi trường sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ liên quan..

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, văn phòng đất đai sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định:

  • Đo đạc địa chính trước khi tách thửa.
  • Lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất mới và chủ sở hữu mới.
  • Chỉnh lý và cập nhật các biến động nếu có vào hồ sơ địa chính.
  • Gửi giấy chứng nhận mới về cho chủ mới qua bưu điện hoặc trao trực tiếp.

Bước 4: Nhận kết quả

Từ lúc nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, người sử dụng đất mới sẽ nhận được giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày.

ho-so-tach-thua-gom-nhung-gi

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Mẫu giấy chứng nhận sử dụng đất mới nhất

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Chi phí cho mỗi hồ sơ tách thửa là bao nhiêu?

Phí đo đạc tách thửa

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Bao gồm những khoản chi phí phát sinh nào? Phí đo đạc tách thửa là khoản phí dịch vụ phải trả cho đơn vị đo đạc, không phải nộp cho nhà nước. Chi phí này sẽ là thỏa thuận của 2 bên, trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 1,8 triệu – 2,5 triệu.

Phí trước bạ

  • TH1: Giá đất trong hợp đồng thấp hơn hoặc bằng giá đất được quy định tại bảng giá nhà nước sẽ được tính theo công thức sau:

PHÍ TRƯỚC BẠ = 0,5% X DIỆN TÍCH X GIÁ 1M2 ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI BẢNG GIÁ

  • TH2: Giá trên hợp đồng lớn hơn giá được quy định tại bảng giá đất được tính như sau:

PHÍ TRƯỚC BẠ = 0,5% X GIÁ ĐẤT TRÊN HỢP ĐỒNG

Phí thẩm định hồ sơ

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Trường hợp chỉ tách thửa thông thường thì không cần nộp khoản phí này. Còn trong trường hợp sang nhượng, cho tặng thì bắt buộc phải đóng khoản phí này.

Ở mỗi địa phương, tỉnh thành sẽ có mức quy định về phí thẩm định khác nhau, mức phí này được công khai tại cơ quan có thẩm quyền.

Phí cấp chứng nhận mới

Hồ sơ tách thửa gồm những gì? Phí cấp mới là bao nhiêu? Khoản phí này cũng do từng địa phương, tỉnh thành trên cả nước quy định nên không có mức giá chung. Tuy nhiên chi phí cho mỗi bộ hồ sơ sẽ không được phép quá 100.000 đồng/bộ.

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết khi tách thửa mà cá nhân và hộ gia đình cần biết để tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Rate this post
Hong-Hau

Nguyễn Hồng Hậu

Chuyên gia bất động sản
Chuyên ngành Bất động sản – đã có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực bất động sản

Bài viết cùng chủ đề