Sổ hồng là gì? Thuật ngữ “sổ hồng”, “sổ đỏ” không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam dùng để chỉ giấy chứng nhận sở hữu nhà đất và các tài sản trên đất. Vậy sổ hồng và sổ đỏ giống hay khác nhau, giá trị pháp lý của sổ hồng hay sổ đỏ cao hơn. Cùng Kênh tin bất động sản tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là gì? Sổ hồng là mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, có bìa màu hồng nên thường được gọi tắt là sổ hồng. Tuy nhiên, sau ngày 10/12/2009, nghị định 88/2009/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thì sổ hồng và sổ đỏ được thống nhất thành một mẫu chung gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất, mẫu giấy này có bìa màu hồng cánh sen nên vẫn được gọi là “sổ hồng”.
Tuy nhiên, đối với những mẫu giấy chứng nhận đã cấp trước thời điểm nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực vẫn được công nhận và có giá trị về mặt pháp lý ngang bằng với mẫu sổ đỏ hiện nay.
Sổ hồng là gì? Sổ hồng và sổ đỏ có gì khác nhau hay không?
Sổ hồng là gì? Sổ hồng hay sổ đỏ chỉ là cách nhận biết thông qua màu sắc của giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Trước ngày 10/12/2009, “sổ đỏ” là giấy chứng nhận sử dụng đất, “sổ hồng” là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, sau ngày 10/12/2009 nhà nước quy định đồng bộ 2 mẫu này về chung một tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất” có màu hồng cánh sen, 2 mẫu cũ trước đây vẫn được sử dụng và có giá trị pháp lý ngang bằng nhau.
Sổ hồng là gì? Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà do Bộ xây dựng ban hành, sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hàng.
Thông tin ghi trên sổ hồng bao gồm những gì?
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014 Khoản 1 quy định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất được là mẫu giấy gồm 2 tờ, 4 trang, in hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang nền trắng gồm những thông tin bổ sung, cụ thể như sau:
- Trang 1: Đây là trang quan trọng nhất bao gồm các thông tin quan trọng như sau: tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
- Trang 2: Trang 2 ghi đầy đủ thông tin về thửa đất bao gồm diện tích, số lô, số thửa, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất…
- Trang 3: Trang này sẽ là sơ đồ của thửa đất và các thông tin quy hoạch.
- Trang 4: Trang này sẽ lưu lại thông tin thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận. Ví dụ: chuyển nhượng, cho tặng…
Sổ hồng là gì? Trường hợp nào được cấp sổ hồng?
Sổ hồng là gì? Theo Luật đất đai năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 99, nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp cụ thể sau:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất theo điều 100, 101, 102 của Luật đất đai năm 2013.
- Những người được nhà nước giao đất, nhà nước cho thuê đất sau ngày 01/07/2014
- Những chủ thể được chuyển đổi, hưởng thừa kế, nhận chuyển nhượng, góp vốn; những đối tượng nhận quyền sở hữu đất khi xử lý hợp đồng thế chấp.
- Người được sử dụng đất theo kết quả giải quyết tranh chấp, theo quyết định của tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành pháp luật.
- Người trúng đấu giá tài sản bất động sản.
- Người sử dụng đất trong Khu chế xuất, Cụm khu công nghiệp, Khu công nghệ cao…
- Người mua nhà ở và các tài sản gắn liền với đất trong hợp đồng.
- Người mua đất thuộc quyền sở hữu nhà nước, người mua đất do nhà nước thanh lý, hóa giá.
- Người sử dụng đất tách thửa hợp pháp, các thành viên trong gia đình chia tách đất đai.
- Người đã có sổ đỏ nhưng bị rách, mất… cần cấp lại.
Chi phí cấp sổ hồng là bao nhiêu?
Sổ hồng là gì? Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất. Để chứng nhận tài sản bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu đất và nhà cần xin cấp sổ hồng tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích. Dưới đây là các chi phí cần chi trả khi yêu cầu cấp sổ hồng.
Thuế thu nhập cá nhân
Luật thuế thu nhập cá nhân quy định, đối với cá nhân cần thực hiện thủ tục cấp sổ hồng cần đóng thuế thu nhập cá nhân là 2% trên giá trị mua bán được ghi trong hợp đồng.
Ngoài ra, còn các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp cho tặng, chuyển nhượng bất động sản giữa vợ chồng, cha mẹ với con ruột, cha mẹ với con nuôi, cha mẹ vợ với con rể, cha mẹ chồng với con dâu, ông bà nội/ngoại với các cháu, anh chị em ruột với nhau.
- Đồng thời, các cá nhân chỉ sở hữu một bất động sản duy nhất cũng không cần đóng thuế thu nhập cá nhân, đối với cá nhân sở hữu từ 2 bất động sản trở lên bắt buộc phải đóng thuế.
Phí trước bạ
Sổ hồng là gì? Phí trước bạ được tính theo 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Giá trị đất trong hợp đồng thấp hơn hoặc bằng so với giá đất quy định tại bảng giá.
PHÍ TRƯỚC BẠ = 0.5% X (DIỆN TÍCH X GIÁ 1M2 ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI BẢNG GIÁ
- Trường hợp 2: Giá trị đất trong hợp đồng thấp cao hơn so với bảng giá đất quy định
PHÍ TRƯỚC BẠ = 0.5% X GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Các khoản phí khác
- Phí địa chính: Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính được quy định không quá 1.500 đồng/m2. Đối với những thửa đất lớn sẽ không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai không quá 300.000 đồng/hồ sơ.
- Lệ phí địa chính bao gồm phí cấp sổ hồng mới không quá 100.000 đồng/hồ sơ, trường hợp cấp lại chi phí không được quá 50.000 đồng/hồ sơ. Phí cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình không quá 25.000 đồng/hồ sơ, cấp lại không quá 20.000 đồng/hồ sơ…